Vì sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm?
Có rất nhiều nguyên nhân đơn giản khiến trẻ sơ sinh khóc đêm bao gồm: tã bẩn, bé đói bụng, nhiệt độ phòng nóng hoặc quá lạnh, bé bị côn trùng đốt... Với các nguyên nhân này, sau khi mẹ kiểm tra có thể giúp bé ngay lập tức và giải quyết vấn đề.
Nhưng với những trường hợp bé khóc đêm dai dẳng, mẹ mãi không biết nguyên nhân thì cần tìm đến những nguyên nhân và giải pháp sau:
CHỨNG COLIC (KHÓC DẠ ĐỀ)
Nếu hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm kéo dài đến hàng giờ, đây có thể là dấu hiệu của chứng quấy khóc ở trẻ (colic) hay còn gọi là “khóc dạ đề”. Có đến 26% trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc phải hội chứng này. Colic thường bắt đầu sau khi bé được 2 tuần tuổi, phát triển đỉnh điểm ở tuần thứ 6 và hết sau 16 tuần. Biểu hiện của trẻ là khóc dữ dội đồng thời kèm theo dấu hiệu toàn thân trở nên đỏ ửng, lưng cong lại, tay nắm chặt còn hai chân co về phía bụng căng cứng, đó là dấu hiệu của những cơn đau.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ khóc dạ đề
Khóc kéo dài nhiều hơn ba giờ/ ngày
Khóc ba ngày hoặc nhiều hơn/tuần.
Khóc hơn ba tuần/tháng
Nguyên nhân khóc dạ đề
Nguyên nhân thường được cho là bởi bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.
Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 phút đến 30 phút và có thể lặp lại hằng đêm, ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm . Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết.
Tuy nhiên nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kèm theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương, đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh khóc đêm. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài.
BỆNH CÒI XƯƠNG
Còi xương, thiếu vitamin D và canxi là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tình trạng trẻ khóc đêm, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình quấy khóc, ra mồ hôi trộm, nôn trớ...
Bởi nếu không có vitamin D, sẽ không quá 10% canxi bổ sung tới được xương của trẻ. Khi thiếu canxi, hệ thần kinh của trẻ bị kích thích, vỏ não của trẻ liên tục trong trạng thái hưng phấn và ức chế khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được. Trẻ mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc. Tiếng khóc của trẻ không bình thường, thậm chí trẻ sẽ khóc thét, co cứng toàn thân, mặt đỏ, tím, càng dỗ, càng trẻ càng khóc. Mỗi lần như vậy có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí suốt đêm.
CÁCH TRỊ TRẺ SƠ SINH KHÓC ĐÊM
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng của bé mà các giải pháp cần được áp dụng đúng, phù hợp mới cải thiện được chứng khóc đêm ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, với những nguyên nhân phổ biến nhất, mẹ nên lần lượt áp dụng các biện pháp sau để con có giấc ngủ trọn vẹn hơn:
1. Kiểm tra nhu cầu cơ bản của bé
Thông thường, bé khóc để bày tỏ những mong muốn và nhu cầu của mình. Con có đang cần thay tã hay không? Con đói hay cảm thấy đau? Nhiệt độ phòng có phù hợp chưa? Một số bé khóc vì cảm thấy không thoải mái với vị trí hiện tại của mình hoặc chỉ cần được dỗ dành.
Ngoài tiếng khóc, mẹ có thể quan sát một số cử chỉ của bé khi khóc. Chẳng hạn như lúc đói, bé thường khóc và mút ngón tay. Chú ý những hành động nhỏ của con có thể giúp mẹ nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân làm con khóc. Để đáp ứng nhu cầu của bé ngay lập tức.
2. Cho bé ợ hơi sau bú và quấn bé khi ngủ
Ợ hơi sau mỗi lần bú có thể giúp bé giảm bị đầy hơi hoặc đau bụng. Ợ hơi giúp giải phóng không khí mà bé nuốt trong lúc bú được thoát ra ngoài, cũng giúp bé dễ chịu hơn, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, trước khi được 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường dễ dàng bình tĩnh hơn nếu được quấn trong khăn. Đó là bởi vì nó cho bé cảm giác giống như lúc còn ở trong bụng mẹ. Và khi các cử động của bé bị hạn chế, bé ít có khả năng vồ vập và vô tình làm đau chính mình.
3. Cho bé nghe nhạc và Massage cho bé
Nếu khi mang thai mẹ đã hình thành thói quen cho bé nghe nhạc không lời thì trong giai đoạn sơ sinh, bé tiếp tục được duy trì thói quen này sẽ tăng cảm giác thân quen, an toàn cho bé giúp bé dễ vào giấc và ngủ ngon hơn.
Tâm lý của bé sẽ được thoải mái hơn nếu được mẹ massage vỗ về, vuốt ve. Đồng thời, massage cho bé cũng là cách giúp ngăn ngừa và loại bỏ khó chịu trong trường hợp bé bị đầy hơi.
4. Bổ sung vitamin D3 cho bé để phòng tránh bệnh còi xương, thiếu canxi
Dù bé có bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc do bệnh còi xương hay bé hoàn toàn khỏe mạnh thì việc bổ sung vitamin D3 liều dự phòng hàng ngày cho bé là việc cần thiết để duy trì sức khỏe và phát triển chiều cao cho trẻ.
Với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi các chuyên gia y tế không khuyến nghị phơi nắng hàng ngày vì tăng nguy cơ các bệnh lý về da ở trẻ sau này. Vì thế biện pháp an toàn và hiệu quả mà các chuyên gia y tế khuyến nghị trong mấy năm gần đây đó là: Ngay từ khi mới sinh, các mẹ nên bổ sung vitamin D3 liều dự phòng (400IU) hàng ngày để đảm bảo đủ nhu cầu vitamin D3 phòng chống còi xương, hỗ trợ phát triển chiều cao cho bé.
KHI CHỌN VITAMIN D3, MẸ CẦN TRÁNH MỘT SỐ LỖI PHỔ BIẾN SAU
Có rất nhiều mẹ đã cho con dùng vitamin D3 nhưng bé vẫn có tình trạng còi xương khóc đêm, khó ngủ, ra mồ hôi trộm…vì:
D3 không có kèm Vitamin K2
Vitamin D3 giúp tăng hấp thu canxi tại ruột và tái hấp thu canxi tại thận nhưng không hoạt hóa được Osteocalcin để gắn kết canxi vào xương. Nếu bổ sung canxi theo đường uống có thêm vitamin D3 thì canxi cũng chỉ hấp thu được vào xương khoảng 40%. Để tăng hấp thu canxi vào xương vitamin D3 cần kết hợp thêm thành phần vitamin K2 (MK7). Nếu thiếu vitamin K2, hiệu quả hấp thu canxi vào xương của trẻ không đạt được tối đa rất đáng tiếc.
D3 mùi vị khó uống
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nếu D3 mẹ chọn cho trẻ uống có mùi vị khó chịu bé sẽ không uống hoặc nôn trớ làm mất tác dụng của D3 và rất lãng phí.
Comments