Có 1 Giai Đoạn Trẻ Bứt Tốc Chiều Cao Nhanh Hơn Cả Lúc Dậy Thì, Không Phải Cha Mẹ Nào Cũng Biết
Updated: Mar 25, 2023
Khi nhắc đến phát triển chiều cao cho trẻ, đa số phụ huynh sẽ nghĩ ngay đến giai đoạn dậy thì vì nó là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành của trẻ cả về giới tính và thể chất. Nó cũng được xem là điểm cuối cùng cho chiều cao nên một số trẻ sẽ có những bước nhảy vọt bất ngờ.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có những cú twist như vậy. Bởi sự tăng trưởng chiều cao là kết quả tích lũy của nhiều năm, không phải mỗi giai đoạn dậy thì. Do đó, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc chiều cao cho con từ nhỏ cho tới lớn, để không bỏ lỡ bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào, đặc biệt là giai đoạn 5 năm đầu đời quyết định đến 60% chiều cao của con khi trưởng thành (trong khi giai đoạn dậy thì chỉ quyết định 23%)
Có 3 yếu tố giúp con đạt chiều cao tối ưu trong 5 năm đầu đời:
20% là vận động
Khi trẻ chưa biết đi, cha mẹ nên ít bế bồng trẻ để trẻ có không gian phát triển kĩ năng bò trườn, giữ thăng bằng và đi lại. Khi trẻ biết đi, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động chơi trò chơi, đi dạo, vui chơi ngoài trời khi có thể, ít nhất 15-20 phút/ngày để hệ cơ vận động của trẻ được phát triển tốt. Vận động đúng sẽ giúp tăng sự dẻo dai cơ bắp, kích thích xương, sụn phát triển, kích thích quá trình trao đổi chất…
25% giấc ngủ
Giấc ngủ cần đáp ứng tối thiểu 10-13 tiếng mỗi ngày. Đảm bảo ngủ sớm và đủ giấc, nên ngủ trước 21h, bởi từ 22h đến 3h sáng là khoảng thời gian hormone tăng trưởng hoạt động mạnh nhất, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.
Chế độ dinh dưỡng chiếm tới 32%
Ở giai đoạn nhỏ, trẻ nên được ưu tiên bú sữa mẹ. Khi được 6 tháng tuổi trẻ nên bắt đầu ăn dặm, chế độ ăn của trẻ cần đa dạng các loại thực phẩm, giúp trẻ xây dựng chế độ ăn đa dạng rau củ quả để lấy đủ vitamin A, C, nhóm B, kẽm… Trẻ cũng nên được giới thiệu nguồn chất đạm đa dạng. Cụ thể, mỗi tuần nên có 2 ngày thịt bò/heo/gà; 2-3 ngày khác là cá/hải sản; 1-2 ngày là từ đậu các loại/đậu hủ. Để giúp trẻ nhận đầy đủ đa dạng các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Song song đó, ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu canxi như trứng, tôm, cua, cá, hải sản, rau xanh, nước cam, đậu phụ, sữa, sữa chua, phô mai…nên phân bổ đều trong các bữa ăn hằng tuần của trẻ khi trẻ bắt đầu ăn được đa dạng và vận động bò trườn nhiều.
Vitamin D3 có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hấp thu canxi, việc thiếu hụt vitamin D3 có thể làm trẻ thấp còi. Hơn nữa, nguồn vitamin D3 từ thực phẩm thường khá hạn chế, do đó trẻ nên được bổ sung vitamin D 400 IU/ngày.
Vitamin K2 cũng có vai trò trong việc hỗ trợ hấp thụ canxi, thúc đẩy quá trình tạo xương. Vitamin K2 kích hoạt osteocalcin (một protein được sản xuất từ quá trình tạo cốt bào), giúp gắn canxi vào xương, từ đó làm tăng mật độ khoáng chất trong xương. Để osteocalcin phát huy được hiệu quả tối đa, cần có vitamin K2. Vitamin K2 còn giữ cho canxi không lắng đọng tại các mạch máu và hướng đích cho canxi vào xương thông qua một loại protein điều chỉnh quá trình canxi hóa là Matrix Gla Protein (MGP). MGP là một loại protein phụ thuộc vitamin K, được các tế bào cơ trơn sản xuất và có chức năng điều chỉnh lượng canxi trong cơ thể.
Đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ nhưng vitamin D3 và vitamin K2 đều rất dễ thiếu hụt và không thể tự tổng hợp được trong cơ thể mà cần được bổ sung từ bên ngoài. Do vậy, bố mẹ nên duy trì việc bổ sung D3K2 cho con trong suốt 5 năm đầu đời để con cao lớn, khỏe mạnh.
Tham khảo sản phẩm vitamin D3K2 tốt nhất TẠI ĐÂY
Comments